Trước khi muốn bắt tay tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư ngoài những kiến thức cơ bản về thị trường, thì cần phải hiểu về những loại lệnh mua bán chứng khoán. Vậy có tổng cộng bao nhiêu lệnh chứng khoán, ý nghĩa của mỗi lệnh là gì và loại lệnh nào là phổ biến ?
Hãy cùng Quang Vinh tìm hiểu ngay thông qua nội dung sau để nắm bắt các lệnh đơn giản và dễ hiểu nhất.
Có bao nhiêu loại lệnh mua bán chứng khoán ?
Tại nước ta đang có 3 sàn chứng khoán chính là sàn HOSE, sàn HNX và sàn UPCOM. Theo đó, các phiên giao dịch trong mỗi sàn là hoàn toàn không giống nhau và các lệnh chứng khoán cũng vì thế có sự thay đổi tương ứng. Để tham gia tốt tại mỗi sàn, nhà đầu tư cần dành thời gian nghiên cứu ngay từ đầu.
Mỗi lệnh mua bán chứng khoán đều có đặc điểm riêng
Mỗi lệnh mua bán chứng khoán có giống nhau không ?
Mỗi loại lệnh chứng khoán sẽ không giống nhau về cách sử dụng cũng như có ý nghĩa riêng của chính nó. Chính vì thế, các nhà đầu tư cần biết cách phân biệt và nắm bắt tất cả các lệnh có trên thị trường cũng như cách sử dụng mới có thể tự tin tham gia vào thị trường chứng khoán.
>> Mở tài khoản chứng khoán trực tuyến ngay cùng Quang Vinh
Các loại lệnh mua bán chứng khoán cơ bản
Tại thị trường chứng khoán trong nước, trên sàn HOSE, HNX và UPCOM chúng ta có thể tìm thấy tổng cộng 8 loại lệnh khác nhau, gồm có:
- Lệnh giới hạn Limit Order – viết tắt là LO
- Lệnh mua bán bất chấp giá tại phiên mở và đóng cửa At The Open/At The Close – viết tắt là ATO/ATC
- Lệnh thị trường Market Price Order – viết tắt là MP
- Lệnh khớp liên tục (sàn HNX) Market To Limit/Match Or Kill/Match And Kill – viết tắt là TL/MOK/MAK: Market To Limit/Match Or Kill/Match And Kill
- Lệnh khớp sau giờ (sàn HNX) Post Limit Order – viết tắt là PLO
Tìm hiểu các lệnh chứng khoán
Lệnh giới hạn – Lệnh LO
Lệnh giới hạn cho phép xác định mức giá cụ thể
Lệnh LO (Limit Order) là lệnh mua bán chứng khoán có mặt trên tất cả các phiên và sàn giao dịch chứng khoán tại nước ta. Có thể nói, đây là lệnh cơ bản và có đến gần 95% lệnh đặt trên thị trường đều đến từ LO.
Lệnh LO được hiểu là lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá cụ thể mà nhà đầu tư chọn lựa và ưu tiên sau lệnh ATO/ATC.
Đối với bên bán, đây là mức giá tốt nhất có thể chấp nhận. Đối với bên mua, đây là mức giá cao nhất có thể chấp nhận.
Lệnh có hiệu lực kéo dài từ thời điểm được nhập vào hệ thống cho đến kết thúc ngày giao dịch hoặc đến lúc lệnh bị hủy.
Lệnh ATO và ATC tại phiên khớp lệnh định kỳ
Lệnh ATO
Phiếu lệnh mua cổ phiếu CTG – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam số lượng 100 cổ tại mức ATO
Lệnh ATO là viết tắt của 3 chữ “At the openning”. Lệnh dùng để đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa.
Lệnh này chỉ được dùng ở Phiên định kỳ mở cửa ở sàn HOSE vào lúc 9 giờ đến 9 giờ 15 phút hàng ngày. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO trong khi so khớp lệnh.
Tuy nhiên, đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh. Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh đình kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không thực hiện hết.
Lệnh ATC
Lệnh ATC là viết tắt của 3 chữ “At the closing” tức là lệnh giao dịch mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh. Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh.
Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam lệnh này được áp dụng chủ yếu ở phiên đóng cửa của hai sàn: HOSE và HNX. Thời gian cụ thể trong ngày giao dịch là 15 phút, từ 14 giờ 30 phút đến 14 giờ 45 phút hàng ngày. Giá tại phiên đóng cửa của ngày giao dịch đóng vai trò quan trọng vì nó tạo ra giá tham chiếu phiên tiếp theo.
Cả lệnh At The Open và At The Close đều không phổ biến trên số đặt lệnh của thị trường chứng khoán như lệnh Limit Order. Theo thống kê ước lượng chúng chỉ chiếm tổng cộng khoảng 4% trên tổng số lệnh được đặt. Đa phần nhà đầu tư đều có cái nhìn lệnh mua, bán ATO và lệnh mua bán ATC như lệnh mua trần hay bán sàn được ưu tiên trong trước kỳ khớp lệnh. Mục đích việc đưa ra lệnh ATO/ATC nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường.
Phiếu lệnh mua cổ phiếu MBB – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội số lượng 100 cổ tại mức ATC
Lệnh thị trường trên sàn HOSE
Lệnh thị trường Price Market (viết tắt là MP) thường sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục tại sàn HOSE. Trên thị trường, lệnh MP được cho là không phổ biến như các loại lệnh mua bán chứng khoán khác và hoạt động theo nguyên lý riêng. Cụ thể:
- Lệnh thị trường được hiểu là lệnh mua chứng khoán ở mức giá thấp nhất hoặc bán chứng khoán với mức giá cao nhất có thể nhận được từ thị trường. Khi được nhập vào hệ thống, lệnh lập tức thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất và giá bán thấp nhất.
- Trong trường hợp khối lượng của lệnh MP mà nhà đầu tư đặt chưa được thực hiện hoàn toàn, lệnh sẽ tiếp tục được thực hiện so khớp lệnh tại mức giá “tốt thứ nhì” trên thị trường. Tức giá mua sẽ cao hơn và giá bán sẽ cao hơn so với lần đặt lệnh đầu tiên nhưng nhìn chung vẫn là sự chọn lựa tốt nhất tại thời điểm đó.
- Khi không thể tiếp tục khớp lệnh theo cách thức trên, khối lượng còn lại của lệnh MP sẽ tự động chuyển sang lệnh giới hạn mua LO với giá cao hơn 1 đơn vị yết giá tại mức giá giao dịch cuối cùng trước đó. Hoặc chuyển sang lệnh giới hạn bán LO với giá thấp hơn 1 đơn vị yết giá tại mức giá giao dịch cuối cùng. Nếu không có bên đối ứng người chơi sẽ không thể nhập được lệnh MP vào hệ thống.
Đọc thêm: Làm thế nào để mua cổ phiếu tốt nhất ?
Các lệnh thị trường MTL, MOK, MAK trên sàn HNX
Thay vì chỉ có 1 lệnh thị trường như sàn HOSE là MP, sàn HNX có tổng cộng 3 lệnh thị trường (MTL , MOK, MAK) được thực hiện tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường tại sàn HNX trong các phiên khớp lệnh liên tục. Thời gian thực hiện là từ 9 giờ đến 11 giờ 30 và 13 giờ đến 14 giờ 30.
Lệnh thị trường MTL (viết tắt của Market To Limit): lệnh sau khi thực hiện khớp lệnh vẫn còn khối lượng dư và phần này sẽ chuyển thành lệnh giới hạn LO. Trên thực tế, lệnh MTL có đặc điểm như lệnh MP trên sàn HSX.
Lệnh thị trường MOK (viết tắt của Match Or Kill): lệnh khi đưa vào hệ thống nếu không được thực hiện hết thì lệnh sẽ bị hủy trước lúc đưa vào bảng giá.
Lệnh thị trường MAK (viết tắt của Match And Kill): lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hoặc còn dư 1 phần, phần dư chưa được thực hiện đó sẽ bị hủy ngay sau khi Khớp lệnh
Lệnh khớp lệnh sau giờ (PLO) tại sàn HNX
Bảng thời gian loại phiên khớp lệnh
Lệnh PLO (viết tắt của Post Limit Order) được hiểu là lệnh giới hạn được đặt riêng cho phiên khớp lệnh sau giờ tại sàn HNX. PLO có thể là lệnh mua hoặc lệnh bán ở mức giá đóng cửa khi phiên khớp lệnh định kỳ được đóng cửa. Thời gian thực hiện từ 14 giờ 45 đến 15 giờ.
Trong phiên giao dịch lệnh PLO sẽ không xuất hiện bởi chúng chỉ được nhập vào hệ thốngtrong phiên giao dịch sau giờ. Giá của lệnh PLO là giá tại thời điểm đóng cửa và nếu lúc nhập vào hệ thống có lệnh đối ứng chờ sẵn sẽ được khớp lệnh ngay. Tuy nhiên, lệnh PLO sẽ không thể điều chỉnh (sửa) hay hủy bỏ khi đã nhập vào hệ thống. Trường hợp trong phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ đóng cửa không xác định được giá thực hiện khớp lệnh, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống.
Đọc thêm: Ưu điểm và Nhược điểm lệnh PLO
Điểm khác nhau giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn ?
Có thể thấy, giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn sẽ có những điểm khác biệt cơ bản, cụ thể như sau:
Khác nhau về thời gian khớp lệnh
Thời gian sử dụng lệnh thị trường hạn chế hơn nhiều so với lệnh giới hạn. Đúng vậy, trong khi lệnh giới hạn cho phép nhà đầu tư thực hiện khớp lệnh trong tất cả những đợt khớp lệnh thì lệnh thị trường chỉ được đưa vào hệ thống trong khớp lệnh liên tục.
Khác nhau về mức giá khớp lệnh
Lệnh thị trường khi được đưa vào hệ thống sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất. Cụ thể là việc mua hay bán đều được tiến hành ở mức giá thấp nhất hoặc cao nhất có thể chấp nhận. Nói cách khác, lệnh thị trường không tự đặt ra mức giá cụ thể như ở lệnh giới hạn.
Sử dụng lệnh giới hạn, nhà đầu tư chủ động được mức giá mong muốn khớp lệnh hoặc đôi khi còn đạt được con số tốt hơn mong đợi. Cụ thể, khi khớp lệnh giới hạn mua thì giá khớp sẽ bằng giá mua mong muốn hoặc có thể còn thấp hơn. Khi khớp lệnh giới hạn bán thì giá khớp sẽ bằng giá mong muốn hoặc thậm chí có thể cao hơn.
Khác nhau ở cơ chế mua bán
Đối với khối lượng còn lại chưa được thực hiện, lệnh giới hạn sẽ tiếp tục được chờ trên sổ. Nhưng ở lệnh thị trường, khối lượng còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện khớp giá ở cái mức “ít tốt hơn một chút” so với trước đó mà không tiếp tục chờ đợi.
Khi sử dụng lệnh thị trường, nhà đầu tư cần có sự cẩn trọng và tính toán kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với lệnh giới hạn. Chỉ cần tính toán sai, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro do việc khớp giá là hoàn toàn không thể chủ động khi đã lên hệ thống. Đó cũng là lý do tại sao trong các lệnh mua bán chứng khoán thì lệnh thị trường thường ít phổ biến như lệnh giới hạn.
Kết luận
Như vậy, thông qua tám lệnh mua bán chứng khoán cơ bản vừa trình bày như trên tại các sàn giao dịch chứng khoán trong nước có thể thấy rằng mỗi lệnh đều có những đặc điểm khác nhau cũng như cách đặt lên hệ thống không giống nhau.
Do đó, để có thể làm chủ được việc đầu tư tại mỗi sàn, nhà đầu tư cần nắm bắt rõ luật chơi, ưu điểm, nhược điểm của mỗi lệnh. Ví dụ: có thể thấy giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn có khá nhiều đặc điểm khác nhau, và tùy theo thời điểm, tùy theo phương án của nhà đầu tư mà chúng sẽ phát huy tác dụng tốt nhất.
>>Tham khảo thêm các kiến thức liên quan đến đầu tư chứng khoán tại Quang Vinh